Vui lòng đợi…
Hotline: 0934 797 282
Số 440 Đường Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, TpHCM

Xử lý lún nghiêng nhà 54,56 đường 28, Quận 6

Xử lý lún nghiêng nhà 54,56 đường 28, Quận 6

 

1. Thế nào là nhà bị nghiêng lún?

- “Lún” là hiện tượng công trình bị chuyển thẳng chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo cả móng và bản thân công trình. Dễ hiểu, lún xảy ra do trọng lượng của toàn bộ công trình nén chặt đất nền.

 

- “Nghiêng” là hiện tượng nhà chuyển phương hướng bị lệch do lún, dẫn tới ngôi nhà từ chuyển vị thẳng đứng không đều trở thành chuyển vị ngang.

CÔNG TY TNHH TM XD ĐỖ THÀNH TÂM

Tất cả các công trình đều có khả năng bị nghiêng lún, tuy nhiên phải trong giới hạn an toàn từ 8cm đến 30cm. Nếu ngôi nhà bị nghiêng quá nhiều thì rất nguy hiểm, quý vị cần có biện pháp xử lý nhanh chóng và phù hợp để không ảnh hưởng đến con người và tài sản.

2. Những công trình thường xuất hiện nhà nghiêng lún

Dưới đây là tổng hợp các loại hình công trình dễ xảy ra nghiêng lún, quý vị cần lưu ý để tìm cách xử lý cho nền móng, gia cố móng để chống bị nghiêng lún nhé:

+ Trường hợp nhà nghiêng lún chủ yếu xảy ra tại các khu vực có nền đất yếu, địa hình thấp, cấu tạo địa chất không ổn định,…

+ Các Vùng đất yếu thường nằm gần các con sông, rạch, vùng trũng và có lớp bùn dày từ vài mét đến hàng chục mét, có khi là cả trăm mét.

+ Các công trình nhà lô phố có mặt tiền hẹp, công trình cao tầng. Trong khi đó móng có diện tích nhỏ, nhưng công trình lại xây dựng cao, tải trọng lớn => Dễ bị nghiêng lún nếu không tính toán và đo đạc tỉ mỉ. Ngoài ra các ngôi nhà lô phố thường có các xe tải trọng lớn đi qua, gây rung lắc mạnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng của ngôi nhà.

3. Cách tính độ nghiêng của nhà cho bạn tham khảo

Khi công trình lún không đều thì dẫn đến bị nghiêng. Để xác định được độ nghiêng ngôi nhà thì chúng ta có nhiều phương pháp.

- Phương pháp thả dọi

- Phương pháp chiếu đứng

- Phương pháp đo góc

- Phương pháp tọa độ

Các phương pháp này mang tính chất chuyên môn cao, chính vì vậy chúng ta không cần thiết tìm hiểu chi tiết


4. Cách xử lý khi nhà bị nghiêng lún cho bạn tham khảo
4.1. Nhà bị nghiêng do công trình cải tạo, nâng tầng
Những ngôi nhà cũ có nền móng, kết cấu yếu không được ổn định, bền chắc như móng mới. Nhưng gia chủ lại bỏ qua vấn đề này, muốn tận dụng để không bị tốn nhiều chi phí, sức lực và thời gian. Nền móng đã yếu, gia chủ lại muốn chồng thêm tầng thay vì xây lại toàn bộ, đây chính là một trong những lý do khiến cho nhà bị nghiêng, bị lún không đồng đều.

=> Cách xử lý: Lập tức dừng việc thi công lại (trong trường hợp đang thi công). Trường hợp đã xây xong, cần vận chuyển các đồ đạc có trọng tải lớn xuống tầng dưới, sau đó sử dụng các biện pháp kĩ thuật để lấy lại độ nghiêng ban đầu.

 
4.2. Xử lý móng trên nền đất yếu không phù hợp, không hiệu quả
Đây là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng này, quý vị nhất định phải hiểu rõ nguyên nhân này để có cách xử lý kịp thời. 

- Theo sự nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu, thì hầu hết những khu vực có nhiều ngôi nhà bị nghiêng đều do xây dựng trên vùng có địa hình thấp, nền đất yếu, cấu tạo địa chất không ổn định.

- Cùng với đó, tình trạng xây dựng cắt xén nguyên vật liệu, làm theo kinh nghiệm của nhà thầu cũng ảnh hưởng đến kết cấu móng. Vì vậy, chủ đầu tư cần thường xuyên giám sát trong quá trình thi công xây dựng đặc biệt giai đoạn đổ móng, trần, sàn.

=> Cách xử lý: Nếu công trình đang thi công có hiện tượng nghiêng bạn cần ngay lập tức chống lún không cho nghiêng nữa. Tìm nguyên nhân lún và xử lý. Nếu không xử lý ngay công trình có nguy cơ bị sập đổ hoặc sau này muốn sửa chữa, căn chỉnh nhà thẳng lại thì tốn chi phí cực lớn.

 
4.3. Công trình liền kề là nguyên nhân gây cho nhà bị nghiêng, lún
a. Nhà bên cạnh đang xây dựng có tác động đến phần móng của nhà hiện hữu dẫn đến nhà bị nghiêng. Nền móng nhà dù có chắc đến đâu nếu gặp phải công trình liền kề có nền móng yếu, hay thi công không đúng cách, sẽ gây ảnh hưởng tới những ngôi nhà khác do trọng tải nhà bên cạnh đè vào.

=> Cách xử lý: Trong quá trình thi công, công trình liền kề hiện hữu bị nghiêng, có nguy cơ sập đổ, thì cần thống nhất và chống đỡ ngay lập tức cho công trình hiện hữu.

b. Công trình nhà bên cạnh đang trong quá trình sử dụng 

Đây là nguyên nhân khách quan nhưng lại thường gặp, nhà lô phố san sát và dày đặc như hiện nay đặc biệt ở các đô thị lớn nên việc 1 nhà bị lún không đều, nghiêng sẽ lập tức ảnh hưởng đến các nhà bên cạnh.

=> Cách xử lý 1: Sử dụng giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất.

+ Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay để chống vách nên để lại ống vách cho những cọc sát nhà liền kề hiện hữu. Móng cọc nhồi đào bằng máy gầu ngoạm phải làm cừ chắn đủ sâu tại đường phân giới khu đất và không nên thu hồi sau khi làm xong móng công trình (Trừ trường hợp bắt buộc)

+ Neo tường chắn trong đất thì cần được thỏa thuận với chủ sở hữu công trình đất liền kề và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền địa phương.

=> Cách xử lý 2: Cần chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường hợp thi công sát công trình bên cạnh có tải trọng lớn tác động lên đất (hoặc quy mô cao tầng hơn) hoặc khi công trình làm hố móng sâu xuống lòng đất hơn đáy móng nhà bên cạnh.

© Copyright 2019 CHỐNG LÚN CHỐNG NGHIÊNG. All rights reserved. Design by nina.vn
Đang online: 6 | Truy cập tháng: 630 | Tổng truy cập: 116054
chat facebook
chat zalo
Chonglunchongnghieng